
- 21/09/2017
- Comments: 3 Bình luận
- Posted by: Nghệ Sĩ Tóc Mạnh Hùng
Đánh Giá Của Khách Hàng
( votes)Mạnh Hùng Hair Artist dành tặng các bạn kĩ thuật cắt tóc nữ nâng cao
1, Quan Sát Đối Tượng : 
+ Phân tích định tính : thu thập dữ liệu bằng chữ nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng. Ví dụ, trong quan sát một bó hoa hồng bạn nhìn thấy các bông hoa, cành và lá. + Phân tích định lượng : thu thập dữ liệu bằng số, xem xét kích thước, tỉ lệ, chủ đề để xác định số lượng của mỗi phần. Ví dụ, bạn có thể thấy 6 hoa hồng trắng, 6 hoa hồng đỏ, tỉ lệ 1:1. |
Có vô số các biến thể về kiểu tóc. Chúng bao gồm hình dáng, kết cấu, độ dài và các khía cạnh khác của sự thay đổi, làm thế nào để bắt đầu phân tích những khả năng thay đổi vô tận này? Điều này đòi hỏi một phương pháp có hệ thống, đó là chia nhỏ đối tượng quan sát thành các cấp độ khác nhau.
Mỗi góc nhìn của cùng một vật giống nhau có thể không giống nhau. Nhưng với một hệ thống phân tích, sự khác biệt giữa các góc nhìn khác nhau có thể được thảo luận. Vì thế chúng ta có thể dễ dàng nghiên cứu và phân loại. Ở đây chúng ta quan sát quy trình thành ba cấp độ. Hình dáng cơ bản, kết cấu và rút ra chi tiết của cấu trúc. Hãy nhớ luôn luôn sử dụng quá trình quan sát phân tích định tính và định lượng. |
+ Hình dáng cơ bản :
Ở cấp độ này việc phải làm chỉ nhìn thiết kế và ghi nhớ cảm giác trực quan. Thiết kế kiểu tóc là nhìn vào đường viền của hình dáng.
+ Kết cấu chi tiết :
Ở cấp độ này bạn bắt đầu chú ý vào kích thước của mỗi vùng và phân tích các đặc tính riêng. Phân biệt các đặc tính về kết cấu và màu sắc.
+ Cấu trúc trừu tượng
Tại thời điểm này, bạn đã giành được hai cấp độ thông tin đầu tiên. Nếu chiều dài thay đổi, cần nhận biết. Bạn không chỉ phải hiểu và cảm nhận hình ảnh, mà còn phải hiểu cách mà hình ảnh được tạo thành.
2, Các Đặc Tính Của Khối Hình :
– Một nhà tạo mẫu tóc cần hiểu rõ 3 yếu tố thiết kế cơ bản đó là : hình dáng, kết cấu, màu sắc.
– Trong phần này chúng ta xem xét yếu tố hình dáng.
– Một hình khối 3 chiều (3D) bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều sâu
– Yếu tố tạo nên hình khối gồm : đường, hướng và hình dáng
+ Đường:
– Đường (thẳng hoặc cong) được tạo thành từ các điểm nối với nhau.
+ Hướng
– Hướng bao gồm hướng ngang, dọc hoặc xiên.
– Hướng từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái
– Hướng từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên
– Đường thẳng có thể dày hoặc mỏng
– Đường cong có thể lồi hoặc lõm
– Đường cong đảo ngược là 2 đường cong ngược hướng
– Đường cong có thể đảo ngược tỉ lệ
– Chiều sâu của đường hình cung
– Đường hình cung có thể thay đổi từ chậm đến nhanh
+ Hình dáng
– Một hình 2 chiều (2D) bao gồm chiều dài và chiều rộng
– Hình được tạo ra từ các đường ( các cạnh ) giao nhau.
– Một kiểu tóc có đường viền theo một hình dáng
3, Phân tích hình dáng mẫu tóc
– Tóc tự nhiên rũ xuống ôm theo đầu, chúng ta có thể phân tích kết cấu, chiều dài và hướng của tóc.
– Mô hình đầu được chia đều 7 phần theo chiều ngang, đánh dấu bằng các chữ cái, giúp mô phỏng các mẫu tóc.
– Để phân tích mẫu tóc, chia nó thành nhiều phần, phương pháp này có thể mô phỏng bất kỳ mẫu tóc nào.
– Trước tiên quan sát tóc ở trạng thái rũ xuống tự nhiên, và bắt đầu phân tích hình dáng. Tập trung vào đường viền chính và
đường viền tưởng tượng từ đó nhận ra hình dáng chính của thiết kế.
– Chúng ta cũng đo được chiều dài từng phần để tạo ra hình dáng của tổng thể
– Trong ví dụ tóc có chiều dài ở vị trí D, đường thiết kế cắt ngang đây. Các cấp và mức phân chia trong hệ thống phân tích giúp
phân tích chiều dài của tóc.
– Ở trạng thái tự nhiên chúng ta có thể quan sát kết cấu bề mặt của tóc. Kết cấu và cấu trúc có liên hệ trực tiếp với nhau.
4, Nguyên Lý Thiết Kế
Hiểu rõ các nguyên lý thiết kế giúp bạn hiểu sâu hơn trong thiết kế tạo mẫu tóc. Sau đây là một vài nguyên lý cơ bản:
+ Lặp lại
Tóc ở các vị trí khác nhau giống như nhau. Nguyên tắc được lặp lại.+ Thay đổi luân phiên
Khi hai hay nhiều phần của một trình tự nào đó được lặp lại.
+ Lũy tiến
Các yếu tố giống nhau nhưng có các thay đổi theo tỉ lệ. Tỉ lệ này tăng hay giảm chiều dài của tóc+ Tương phản
Đối nghịch nhau giữa các phần. Tạo sự hấp dẫn.
+ Không liên kết
Tạo sự khác biệt giữa các phần dẫn đến kết quả không đồng đều.+ Cân bằng
Cân bằng là sự kết hợp hoàn hảo giữa các bộ phận khác nhau. Nó bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.+ Cân bằng đối xứng
Đối xứng về vị trí, kích thước và hình dáng.+ Cân bằng bất đối xứng
Bất đối xứng về lượng tóc ở hai bên. Dù không đối xứng qua trục giữa nhưng hình dáng tóc hai bên có cảm giác cân bằng.
5 , Bốn Hình Thể Cơ Bản
I. Đặc chắc thuần nhất (Solid shape)
Chiều dài mở rộng và tăng dần từ vùng ngoài đến vùng trong ( từ ót lên đỉnh đầu ), tất cả tóc đổ xuống cùng một đường ngang tạo thành kết cấu tĩnh và đường viền hình chữ nhật.
II. Phân cấp tăng dần (Edge-level shape)
Chiều dài từ vùng trong đến vùng ngoài giảm dần. Tóc xếp chồng lên nhau. Kết cấu nữa tĩnh nữa động. Đường viền hình tam giác.
III. Xếp lớp tăng dần (Increasing levels shape)
Chiều dài tóc tăng dần từ vùng trong ra vùng ngoài. Kết cấu mang tính động cao. Tạo hình dạng thon dài.
IV. Xếp lớp đồng đều (Equal level shape)
Chiều dài tóc bằng nhau. Tóc trải đều theo đường viền của đầu, tạo thành kết cấu động.
6 . Khuôn mặt và cơ thể
I- Khuôn mặt
Nhận dạng các hình dáng khuôn mặt để thiết kế kiểu tóc phù hợp.
1- Khuôn mặt trái xoan – Oval
Khuôn mặt trái xoan có chiều dài dài hơn chiều rộng. Đường trán và hàm cùng chiều rộng, và cằm tròn.
2- Khuôn mặt tròn – Round
Khuôn mặt tròn thường có chiều dài bằng chiều rộng cho cảm giác như một hình tròn. Cằm tròn.
3- Khuôn mặt vuông – Square
Khuôn mặt vuông có xương gò má rộng, trán rộng, một đường hàm mạnh và góc cạnh, và cằm hình vuông.
4- Khuôn mặt dài – Oblong
Khuôn mặt thuôn dài và hẹp với với đường gò má thẳng, dài. Cằm nhọn.
5- Khuôn mặt trái tim – Heart
Khuôn mặt trái tim rất hẹp ở đường hàm và nở rộng hơn về phía trên của khuôn mặt. Nó tạo xương gò má và trán rộng, và có cằm nhọn.
6- Khuôn mặt kim cương – Diamond
Khuôn mặt kim cương có hình dáng dài và hẹp. Phần rộng nhất của khuôn mặt là xương gò má, trong khi đường trán và hàm hẹp. Cằm nhọn.
7- Khuôn mặt tam giác – TriangularKhuôn mặt tam giác có phần dưới nặng. Phần trán và xương gò má hẹp, trong khi quai hàm rộng và cằm có hình vuông.
8- Khuôn mặt thẳng
Là khuôn mặt lý tưởng, phù hợp với hầu hết các kiểu tóc.
9- Khuôn mặt lồi
Hình dạng khuôn mặt này đặc trưng bởi trán nhỏ và mũi to. Tăng vùng tóc ở trán sẽ giúp khuôn mặt phẳng hơn.
Giữ thiết kế tóc ở gần gáy.
10- Khuôn mặt lõm (Mặt lưỡi cày)
Mặt lõm vào trong, cằm nổi bật nhô ra. Vùng tóc ở cổ nên tạo chuyển động hướng lên. Không tạo nhiều tóc ở phần trán.
11- Khuôn mặt trán thấp, cằm nhô
Tạo sự đầy đặn cho trán với phần mái nhô cao. Tạo độ xoăn nhẹ ở gáy để làm mềm đường cằm.
Không kết thúc thiết kế ở gáy vì nó thu hút sự chú ý đến vùng cằm.
II – Cơ thể
1 – Vóc dáng
Quan sát cơ thể của khách hàng như chiều cao, cân nặng, dáng vóc để quyết định mẫu tóc.
Ví dụ, nếu bạn có dáng vóc nhỏ nhắn mà để kiểu tóc quá dài sẽ cảm thấy bị choáng ngợp,
một người cao ráo với kiểu tóc dài sẽ thêm phần duyên dáng.
2- Vai
– Người có vai rộng để kiểu tóc dáng nhọn sẽ cho cảm giác vai nhỏ lại. Có thể kết hợp với áo cổ V.– Người có vai hẹp để kiểu tóc dáng ngang sẽ cho cảm giác vai rộng hơn. Có thể kết hợp với độn vai.
7 , Sự kết hợp trong thiết kế mẫu tóc
I – Tỉ lệ trong thiết kế
– Là tỉ lệ của các đối tượng trong mối liên hệ số lượng và mức độ, hay là sự phân chia của các phần thiết kế trên đầu.
– Tỉ lệ cân bằng
– Tỉ lệ mất cân bằng
– Tỉ lệ vàng là tỉ lệ giúp thiết kế thu hút sự chú ý nhưng không phá vỡ sự cân bằng
II. Các vùng trên đầu
Thiết kết tóc có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào hình dáng đầu của khách hàng. Điều này rất quan trọng. Dù mỗi khách hàng có hình dáng đầu khác nhau, sau đây là một vài mẫu cho bạn tham khảo.
Thông thường phân chia từ vùng trong tới vùng ngoài, tùy theo sự phân vùng đầu, để hiểu được trạng thái tóc tự nhiên của mỗi khách hàng giúp quyết định tỉ lệ sử dụng trong thiết kế. Vùng trong và vùng ngoài được ngăn cách bởi vùng giữa, là vùng rộng nhất.– Vùng trong nằm trên đỉnh đầu. Hướng mọc tóc tự nhiên, tóc càng ngắn nhìn càng rõ.
– Vùng giữa bị ảnh hưởng bởi trọng lực, thường rũ xuống.
– Vùng dưới vùng giữa là vùng ngoài, trọng lực kéo tóc chùng xuống.
III. Hình thể hỗn hợp
Xem xét một vài đặc tính của hình thể hỗn hợp và mối liên hệ tỉ lệ của nó :
– Hình thể đặc của vùng ngoài kết hợp với hình thể xếp lớp tăng dần của vùng trong sẽ tối đa hóa chu vi để đạt được khối lượng toàn
diện và tính động của bề mặt.– Sự kết hợp của hình thể phân cấp tăng dần và xếp lớp tăng dần sẽ định hình vùng tóc rõ rệt, các lớp tăng dần làm chú ý đến kết cấu và sự hòa trộn kết cấu phân cấp hình thành một kết cấu bề mặt năng động.
– Chiều dài đồng đều bên trong được kết hợp với chiều dài xếp lớp tăng dần bên ngoài tạo một bề mặt sống động cao và kéo dài về phía đường viền tóc.
– Sự kết hợp của hình thể xếp lớp đồng đều và hình thể xếp lớp tăng dần tạo hiệu ứng kéo dãn ra, kết cấu bề mặt là kết cấu động.
– Sự kết hợp của hình thể xếp lớp đồng đều và phân cấp tăng dần, vùng tóc ngắn hơn bên ngoài dần hòa trộn với vùng dài đồng đều bên trong tạo kết cấu bề mặt sống động
– Hình thể tăng dần tạo vùng ngoài ôm sát họa trộn với chiều dài của vùng xếp lớp đồng đều tạo vùng trong bo tròn, tiếp nối vùng phân cấp tăng dần để tạo khối lượng, hướng tâm điểm về phía mặt.
– Khối lượng ám chỉ đến sự tập trung của một vùng tóc. Trong hình thể hỗn hợp phải tính đến vùng nào dầy, vùng nào mỏng để thu hút sự chú ý đến đó nhằm nhấn mạnh các đặc tính cần thể hiện.
– Thay đổi tỉ lệ của hình thể đặc. Khối lượng thay đổi theo tỉ lệ.
– Thay đổi tỉ lệ của hình thể phân cấp tăng dần làm thay đổi vị trí khối lượng tóc. Sự thay đổi tùy theo từng khách hàng cụ thể.
– Trong hình thể hỗn hợp xếp lớp đồng đều và xếp lớp tăng dần, việc thay đổi tỉ lệ sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ co giãn của tóc.
– Tùy theo yêu cầu cầu thiết kế, bạn có thể dùng hoặc không dùng một hình thể hỗn hợp.
8, Phương Pháp Thiết Kế Mẫu Tóc
Thiết kế mẫu tóc không những đòi hỏi kỹ năng quan sát tốt mà còn giao tiếp với khách hàng tốt.
Khi nói chuyện với khách hàng, bạn có thể tập trung vào ý thích của họ, và từ đó giúp bạn quyết định mẫu tóc phù hợp.
+ Các bước thiết kế mẫu tóc:
1. Quan sát
– Hướng mọc tóc, kết cấu, mật độ dầy mỏng và màu sắc hiện thời của khách hàng.
– Hình dạng khuôn mặt, hình dạng đầu và hình dạng cơ thể, trang phục …
– Các đặc tính nổi bật khác như trán, cổ, tai, mũi …
2. Đặt câu hỏi
– Khách hàng muốn kiểu tóc như thế nào.
– Nghề nghiệp, sở thích, phong cách, … của khách hàng.
Càng đặt nhiều câu hỏi bạn càng hiểu rõ về khách hàng. Mục đích là tìm ra mẫu tóc khách hàng ưng ý nhất.
3. Hình dung mẫu thiết kế
– Lúc này bạn đã có một số hình ảnh gợi ý trong đầu.
– Sau khi xem xét cẩn thận các mô tả của khách hàng bạn có thể hình dung ra mẫu thiết kế hoàn chỉnh.
4. Lên kế hoạch
– Sử dụng kỹ thuật cắt gì
– Sử dụng màu nhuộm gì nếu cần
– Tạo độ kết cấu như thế nào
5. Thực hiện mẫu thiết kế
– Khi đã có hình tượng về mẫu thiết kế hoàn chỉnh, bạn nên mô tả nó cho khách hàng.
– Khi cả hai bên đã thống nhất, bạn có thể bắt đầu thực hiện thiết kế của mình.
9, Kiểu tóc Cho Khuôn Mặt Trái Xoan
10, Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Tròn

11, Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Dài

12 , Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Vuông
13 , Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Trái Tim
14 , Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Kim Cương
15, Kiểu Tóc Cho Khuôn Mặt Tam Giác
E chưa nhận dc .
bạn đăng kí ở forrm đăng kí nhận giáo trình bên dưới nha b
Facebook hoàng diệu